Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
Bảo vệ màn hình chỉ đơn giản là bạn dán một tấm nhựa trong hoặc thủy tinh mỏng vào màn hình smartphone của mình để tránh điện thoại bị trầy xước hoặc nứt vỡ. Tuy nhiên, điều này được đánh giá không quá cần thiết, đặc biệt là khi màn hình của các dòng điện thoại ngày càng được nâng cấp.
Miếng dán bảo vệ là một tấm nhựa trong suốt dán trên màn hình smartphone được cắt đề phù hợp với hình dạng của bề mặt thiết bị cùng với một lỗ trống cho loa ngoài hoặc nút vật lý, đó là lý do tại sao có nhiều miếng dán bảo vệ màn hình khác nhau cho các thiết bị khác nhau.
Để dán miếng bảo vệ màn hình, người dùng sẽ cần phải làm sạch màn hình điện thoại với một miếng vải sợ nhỏ trước khi dán miếng dán lên đó. Dĩ nhiên, người dùng sẽ phải xác định vị trí đặt miếng dán cho đúng với các vị trí của điện thoại và cũng cần phải đảm bảo miếng dán bảo vệ được dán trên toàn bộ màn hình mà không để lỗ khí nào làm khó coi hoặc vết xước xuất hiện dưới miếng bảo vệ.
Sau khi dán màn hình, nếu gặp vật làm bề mặt màn hình smartphone bị trầy xước thì miếng dán bảo vệ sẽ bị trầy xước thay, và người dùng đỡ tốn kém hơn trong việc thay thế miếng dán so với kính bảo vệ trên điện thoại.
Đa số điện thoại Android ngày nay sử dụng kính Gorilla Glass. Đây là loại kính cường lực, cứng, có khả năng chống xước cao. Corning đã phát hành các phiên bản mới của Gorilla Glass trong những năm qua. Có hai thứ mà Gorilla Glass cố gắng bảo vệ màn hình: chống trầy xước và nứt vỡ.
Apple không sử dụng Gorilla Glass cho iPhone. Thay vào đó, nó sử dụng một loại kính dành riêng cho iPhone được gọi là "Ceramic Shield". Kính Ceramic Shield được tạo bởi các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng, khiến nó trông trong suốt như thủy tinh, cứng chắc và có khả năng chống rơi và trầy xước ấn tượng. Apple không chia sẻ nhiều chi tiết kỹ thuật về Ceramic Shield, hãng chỉ nói rằng loại kính này có độ bền gấp bốn lần so với các mẫu điện thoại trước iPhone 12.
Nhược điểm của miếng dán bảo vệ màn hình
Nhược điểm của miếng dán bảo vệ màn hình làm là thay đổi cảm giác của dùng khi chạm vào màn hình. Việc dán một tấm nhựa hoặc kính mỏng vào màn hình có thể làm thay đổi một cách tinh vi giao diện của màn hình thiết bị của bạn, đặc biệt nếu miếng dán bảo vệ màn hình bị đổi màu theo thời gian. Và vì các tấm bảo vệ màn hình không cứng như Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield, chúng sẽ tạo ra những vết xước khó coi mà không thực sự làm xước màn hình điện thoại thông minh của bạn.
Nhiều người dán miếng bảo vệ màn hình do lo ngại dấu vân tay, nhưng điện thoại thông minh hiện đại có lớp phủ "oleophobic" giúp ngăn dầu trên ngón tay, giảm dấu vân tay in trên màn hình. Ngay cả khi có dấu vân tay xuất hiện, bạn cũng dễ dàng loại bỏ bằng cách lau nhanh bằng vải mỏng.
Ngoài ra, nếu dán kính bảo vệ màn hình không cẩn thận, bạn có thể tạo những bóng khí và vết nứt và sẽ phải thay thế bằng một miếng dán mới.
Khi nào bạn cần một miếng bảo vệ màn hình?
Một số vật liệu phổ biến có thể làm xước bất kỳ màn hình điện thoại thông minh nào. Một trong những thứ lớn nhất cần chú ý là cát. Nếu bạn đi biển và mang theo một ít cát trong túi, cát đó có thể cọ xát vào màn hình kính của điện thoại thông minh và làm xước nó. Các loại đá, kim loại hiếm và vật liệu rất cứng như kim cương cũng có thể làm xước màn hình Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield.
Tin cùng chuyên mục